Hotline: Bán Hàng : 0903.133.126 - 0968.924.534 - Hotline Bảo Hành 0938.999.081 24/7
Giao hàng miễn phí toàn quốc
Điện máy Hà Vi » Tin tức » Khai thác mủ bằng khí Ethylene: Có hiệu quả?

Khai thác mủ bằng khí Ethylene: Có hiệu quả?

Cập nhật: 2019-06-25 00:19:26
Thời gian qua, phương pháp cạo mủ bằng khí Ethylene thu hút sự quan tâm, áp dụng rộng rãi, đặc biệt là khối cao su tư nhân, tiểu điền. Trên thị trường cũng rao bán nhiều dụng cụ khoan, bơm khí vào cây cao su, sau đó thu hoạch mủ với sản lượng cao. Phương pháp này từ lâu nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về hiệu quả, nhất là việc gây ra suy kiệt cho cây. Để bạn đọc hiểu hơn về phương pháp này, Tạp chí CSVN mở diễn đàn “Khai thác mủ bằng khí Ethylene: Có hiệu quả?” nhằm ghi nhận ý kiến của bạn đọc, các chuyên gia kỹ thuật trong ngành.
Ông Nguyễn Văn Kỷ, chủ vườn cây cao su tiểu điền tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh chia sẻ về phương pháp cạo mủ bằng khí Enthylene.

Ông Nguyễn Văn Kỷ, chủ vườn cây cao su tiểu điền tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh chia sẻ về phương pháp cạo mủ bằng khí Enthylene.

Giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động

Tăng năng suất, giảm chi phí, thêm lợi nhuận

Chúng tôi theo chân ông Nguyễn Hoàng Thái – Nguyên Phó Ban Công nghiệp VRG đi thị phạm các vườn cây cao su tiểu điền đã áp dụng phương pháp cạo mủ cao su bằng khí Ethylene. “Ethylene là một hormone thực vật có trong cao su, nó đóng vai trò phát triển bộ rễ, tham gia vào sự vận hành tuyến mủ, kích thích quá trình tạo mủ và làm cho mủ chậm đông giúp cho mủ chảy dai hơn. Vì vậy dựa vào đặc tính này, các nhà khoa học đã sáng tạo ra nhiều cách bổ sung Ethylene vào thân cây. Cách đây hơn 20 năm, Malaysia đã ứng dụng bơm khí Ethylene vào thân cây để làm chậm quá trình đông mủ, giúp mủ ra nhiều hơn” – ông Thái chia sẻ.

Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn cao su cạo mủ bằng khí Ethylene, ông Nguyễn Văn Kỷ (chủ vườn cây cao su tiểu điền tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh), chia sẻ: “Tôi có hơn 30 ha đang khai thác, thời gian qua, nhân công cạo mủ rất khan hiếm. Trước đây tôi đã từng áp dụng phương pháp áp khí Gas Tech của Malaysia cho vườn cây giống RRIV 4. Sau này, tôi áp dụng phương pháp cạo mủ bằng khí Ethylene 99,95% cho vườn cây PP260 và nhận thấy kết quả tốt hơn: tăng năng suất, giảm chi phí, thêm lợi nhuận. Đặc biệt giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động cạo mủ. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, ai cũng làm được, làm ban ngày, lấy mủ ngày mưa, kéo dài thời gian khai thác, phục hồi và tăng năng suất cho vườn kém mủ, gia tăng sản lượng 30 – 60%. Tôi áp dụng phương pháp này hết cả vườn cho mùa cạo mới 2019”.

Báo cáo khoa học của Đại học Songkla do Chính phủ Thái Lan tài trợ kinh phí 2015 – 2016, đã kết luận: Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng phương pháp áp khí kích thích (hormone) Ethylene 99% cho 2 cách lấy mủ là chọt (khoan) chảy ống nhỏ giọt và cạo 1/6S theo D3 cho kết quả tốt nhất trong tất cả các phương pháp lấy mủ từ trước đến nay, kể cả cạo theo D2. Và không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su.

Phải áp dụng đúng phương pháp, bài bản

Điểm chính yếu của phương pháp này là hấp thụ khí Ethylene vào cây thông qua ống tiêm cắm vào lớp da cây. Sau đó có thể kết hợp nhiều phương pháp lấy mủ như: khoan lỗ lấy mủ từ ống nhựa theo nhịp độ D3, hoặc theo cách cạo truyền thống với vết cạo nhỏ (1/4S đến 1/8S) theo nhịp độ cạo D3, D4. Sau khi tiêm khí, cây sẽ cho nhựa liên tục 7 ngày, cho số lượng mủ lớn, giúp giảm công đi thu mủ.

Ngoài ra, nếu dùng cách thu mủ bằng ống thì sẽ thu hoạch liên tục trong mùa mưa, ở mọi điều kiện thời tiết, giảm chi phí che chắn, giữ năng suất lao động (trời mưa vẫn đi thu hoạch mủ và tiêm khí vào bình chứa).

“Tuy nhiên, cạo mủ bằng khí Ethylene phải làm đúng phương pháp, có dụng cụ bơm khí định lượng chính xác để lấy lượng mủ ổn định vừa phải với sức cây, khai thác lâu dài, không ảnh hưởng cây. Thường xuyên phun xịt phòng trước khi đóng nắp chóp và phân bón tốt. Tránh làm sai phương pháp, bơm bằng cò không kiểm soát làm lượng mủ trồi sụt, hoặc tệ nhất là tăng 3 – 4 lần trong thời gian dài, gây suy kiệt cây. Và tránh dùng hàng nhái, chất lượng kém, sai phương pháp gây hại cây” – ông Thái, nhận định.