Sau khi đăng quang, 14 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia, mỗi người đã có một ngã rẽ riêng cho cuộc đời mình. Có người thì vẫn tiếp tục học tập và làm việc tại nước ngoài, có người chọn trở về nước để sinh sống.
Trần Ngọc Minh
Là chủ nhân chiếc vòng nguyệt quế đầu tiên của Đường lên đỉnh Olympia, Trần Ngọc Minh trở thành nhà vô địch “leo núi” năm 2000. Sau chiến thắng, cô học trò trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long) đã lên đường đến Australia theo học ĐH Swinburne.
Trần Ngọc Minh khi mới đăng quang.
Ngọc Minh còn là một trong số ít những sinh viên nhận được học bổng toàn phần chương trình đào tạo bậc tiến sĩ chuyên ngành mạng thông tin của ĐH Swinburne. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, cô về làm việc cho một công ty thuộc lĩnh vực viễn thông tại Australia. Ngoài ra, cô còn là giám đốc tiếp thị cho tổ chức từ thiện Open Your Hearts – chuyên giúp đỡ trẻ em tàn tật, bất hạnh.
Tháng 1/2013, khi đã ổn định công việc, Ngọc Minh cũng đã lập gia đình.
Phan Mạnh Tân
Phan Mạnh Tân (THPT Năng khiếu Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) là nhà vô địch mùa thứ 2 của Đường lên đỉnh Olympia. Sau khi hoàn thành chương trình học, Tân trở thành kiến trúc sư phần mềm ở tập đoàn IBM – Tập đoàn công nghệ thông tin lớn toàn cầu (Melbourne, Australia).
Mạnh Tân bên gia đình nhỏ của mình.
Gia đình anh hiện sống tại Australia.
Hiện Tân đang sống tại Australia cùng gia đình nhỏ của mình với vợ và 2 con. Ngoài ra, anh cũng đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ.
Lương Phương Thảo
Mùa thứ 3 của Đường lên đỉnh Olympia năm 2003, người giành ngôi vị quán quân chính là đồng môn của Ngọc Minh, Lương Phương Thảo (Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long).
Lê Phương Thảo là nhà vô địch Olympia mùa thứ 3.
Cô cũng là người duy nhất trở về Việt Nam sinh sống tính đến hiện tại.
Sau đó, Thảo theo học ngành Kinh doanh quốc tế và Marketing thuộc ĐH Monash (Melbourne, Australia). Năm 2011, cô tốt nghiệp thạc sĩ ngành Marketing tại ĐH Monash. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là nhà vô địch duy nhất đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Đỗ Lâm Hoàng
Cậu học trò đến từ trường THPT Gò Vấp (TP.HCM) là người đã đeo chiếc vòng nguyệt quế năm của Đường lên đỉnh Olympia mùa thứ 5.
Hoàng chọn hướng ứng dụng khi theo học ngành Công nghệ viễn thông và Internet tại ĐH Swinburne (Australia).
Anh đã lập gia đình cùng vợ cũng là du học sinh Việt Nam.
Không đi theo hướng nghiên cứu như nhiêu thí sinh khác của Olympia, Hoàng chọn hướng ứng dụng khi theo học ngành Công nghệ viễn thông và Internet tại ĐH Swinburne (Australia).
Hiện anh có một cuộc sống khá ổn định ở Úc, với công việc của một chuyên viên mạng di động không dây của Sở giáo dục bang Victoria. Hoàng cũng đã lập gia đình với người vợ là du học sinh Việt Nam.
Lê Vũ Hoàng
Chàng trai đến từ trưởng THPT Số 1 Bố Trạch (Quảng Bình), Lê Vũ Hoàng là người đã xuất sắc nhận chiếc vòng nguyệt quế chung kết của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 6.
Lê Vũ Hoàng là người đã xuất sắc nhận chiếc vòng nguyệt quế chung kết của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 6.
Chàng trai Quảng Bình lập gia đình và cả hai vợ chồng đều sinh sống, làm việc tại Australia.
Hiện anh cũng đã hoàn thành việc học tiến sĩ tại ĐH Swinburne (Australia). Tháng 2/2013, chàng trai Quảng Bình lập gia đình và cả hai vợ chồng đều sinh sống, làm việc tại Australia.
Huỳnh Anh Vũ
Là thí sinh có số điểm rất cao trong trận chung kết (325 điểm), Huỳnh Anh Vũ (Trường THPT Tăng Bạt Hổ, Bình Định) xứng đáng trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 8.
Nhà vô địch Olympia năm thứ 8.
Hiện Vũ đã lập gia đình và là giảng viên ngành Kinh tế tại ĐH Swinburne (Australia).
Hồ Ngọc Hân
Hồ Ngọc Hân là một trong những gương mặt mang cầu truyền hình Olympia về cho trường THPT Quốc học Huế (Huế). Anh cũng là nhà vô địch “leo núi” năm thứ 9, mang về cho ngôi trường có truyền thống hiếu học chiếc vòng nguyệt quế đầu tiên.
Hồ Ngọc Hân là nhà vô địch “leo núi” năm thứ 9.
Hân còn là thủ khoa khối B – ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Hân còn là thủ khoa khối B – ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Sau khi nhận được học bổng, anh lên đường đến Australia để trở thành sinh viên của ĐH Swinburne. Hiện tại, Hân đang thực hiện giấc mơ nghiên cứu khoa học khi tiếp tục theo học bậc tiến sĩ.
Phan Minh Đức
Cậu học sinh của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Phan Minh Đức là người đã chiến thắng Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10. Sau khi trở thành nhà vô địch leo núi, Đức cũng lên đường du học tại ĐH Swinburne (Australia) – chuyên ngành Thương mại hệ thống thông tin.
Phan Minh Đức là người đã chiến thắng Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10.
Tốt nghiệp đại học, Đức chưa vội về nước mà ở lại Australia để xin học bổng tiếp tục học lên cao hơn cũng như đi làm lấy kinh nghiệm.
Phạm Thị Ngọc Oanh
Phạm Thị Ngọc Oanh (trường THPT Tiên Lãng, Hải Phòng) là cô gái thứ 3 trở thành nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia. Cô gái nhận được vòng nguyệt quế năm thứ 11 đã theo học ngành Thương mại kế toán và tài chính của ĐH Swinburne (Australia).
Phạm Thị Ngọc Oanh nhận được vòng nguyệt quế năm thứ 11.
Sau khi tốt nghiệp, Ngọc Oanh ở lại làm việc ở Melboune để tích lũy kinh nghiệm và xin học bổng thạc sĩ tại Mỹ.
Đặng Thái Hoàng
Chủ nhân của vòng nguyệt quế năm thứ 12 của Đường lên đỉnh Olympia là Đặng Thái Hoàng (Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh). Sau chiến thắng, Hoàng theo học ngành xây dựng tại ĐH Swinburne (Australia).
Chủ nhân của vòng nguyệt quế năm thứ 12 của Đường lên đỉnh Olympia là Đặng Thái Hoàng (giữa).
Dự kiến sau khi nhận bằng Kĩ sư dân dụng, Thái Hoàng sẽ học thêm để có bằng tiến sĩ Kiến trúc.
Hoàng Thế Anh
Với số điểm cao nhất ở chung kết Olympia mùa thứ 13, Hoàng Thế Anh đã trở thành nhà leo núi vô địch và dành suất học bổng toàn phần của trường ĐH Swinburne (Australia).
Hoàng Thế Anh đã trở thành nhà leo núi vô địch Olympia mùa thứ 13.
Sau khi dành 1 năm để ôn luyện ngoại ngữ, Thế Anh đã lên đường đến với xứ sở Kangaroo để thực hiện ước mơ du học của mình.
Nguyễn Trọng Nhân
Nguyễn Trọng Nhân là nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14. Nhân đã xuất sắc nhận được học bổng của ĐH Swinburne (Australia) – chuyên ngành Kĩ sư phần mềm trong 4 năm.
Nguyễn Trọng Nhân là nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14.
Ở xứ người, Trọng Nhân ở cùng gia đình anh Vũ Hoàng (nhà vô địch năm thứ 6), Hoàng Thế Anh (nhà vô địch năm năm thứ 13) và Nguyễn Văn Nam (tham gia trận chung kết năm thứ 13).
Văn Viết Đức
Đến từ trường THPT thị xã Quảng Trị (Quảng Trị), Văn Viết Đức là người đã giành được chiếc vòng nguyệt quế của Đường lên đỉnh Olympia năm 2015.
Văn Viết Đức là người đã giành được chiếc vòng nguyệt quế của Đường lên đỉnh Olympia năm 2015.
Trong kì thi THPT quốc gia 2015, Đức giành kết quả rất cao – 28,5 điểm khối A với Toán: 9, Lý: 9,5, Hóa 9,5 và cộng 0,5 điểm khu vực. Chàng trai sinh năm 1997 đã lên đường du học Australia vào giữa tháng 7/2016.
Hồ Đắc Thanh Chương
Với số điểm 340, Hồ Đắc Thanh Chương đã xuất sắc trở thành nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia năm 2016. Chương là người đầu tiên có điểm số cao nhất trong 16 trận chung kết Olympia và là leo núi thứ hai mang vòng nguyệt quế về cho trường THPT Quốc học Huế (Huế).
Chương là người đầu tiên có điểm số cao nhất trong 16 trận chung kết Olympia.
Sau khi nhận được học bổng du học, Chương dự định sẽ chọn theo học một ngành kĩ thuật.